Lễ hội Ramawan linh thiêng hay còn gọi là tháng ăn chay của người Chăm Bani chính thức diễn ra ở Ninh Thuận và Bình Thuận từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 6.
Ramawan là một trong những lễ hội lớn và có ý nghĩa nhất trong năm của người Chăm Bani. Đây là tháng nhịn ăn, chay niệm của các tu sĩ Hồi giáo và là dịp để tín đồ cúng gia tiên, tưởng nhớ người thân đã mất, đồng thời tổ chức ca múa nhạc dân gian vui hội ở các làng Chăm.
Trước khi chuẩn bị bước vào lễ Ramawan, người Chăm Bani tiến hành lễ tảo mộ ở từng tộc họ, từng palei (làng) với trang phục chỉnh tề và lễ vật đơn giản như bánh trái, ấm trà, rượu trứng. Họ đến nghĩa địa của mỗi tộc họ để làm sạch cỏ, vun đất phần mộ, làm lễ tẩy uế và mời tổ tiên về dự lễ “cùng gia tiên” nhân ngày Ramawan.
Nghi thức lễ tảo mộ do Po Acar (vị tu sĩ Bani) đọc những lời cầu kinh bằng tiếng Ả rập được rút ra từ kinh Koran. Một số đàn ông Chăm thuộc kinh Koran và trải qua lớp học chữ Bini cũng ăn mặc chỉnh tề cũng làm lễ khấn vái mời tổ tiên về hưởng mùa Ramawan.
Trong lúc Po Acar làm lễ, bà con trong tộc họ quỳ lạy trước mộ tổ tiên ông bà để khấn vái phù hộ độ trì và rước vong linh tổ tiên về dự lễ “cúng gia tiên”. Đến với lễ tảo mộ, du khách sẽ chiêm ngưỡng sự đa dạng sắc màu trong văn hóa người Chăm. Đó là bộ trang phục trắng tinh, khăn đội đầu tua đỏ của những tu sĩ Bani, hay những bộ áo dài sặc sỡ của phụ nữ Chăm khi dự lễ.
Khi tảo mộ về, mỗi gia đình sẽ chọn một vị trí quan trọng trong nhà, kê giường trải chiếu hoa, để khay trầu, ấm trà, hoa quả, và đặc biệt phải có gối nằm. Đây là nơi tổ tiên ông bà về ngự trong mùa Ramawan. Sau khi lập bàn tổ xong, người Chăm sẽ chuẩn bị lễ vật để làm lễ “cúng gia tiên”.
Lễ “cúng gia tiên” do Po Acar làm chủ lễ hoặc đàn ông thuộc kinh Koran cũng có thể thực hiện lễ này. Lễ vật cúng tổ tiên để trên chiếc mâm có chân cao (loại mâm truyền thống của người Chăm). Mâm dâng lễ có hai loại là mâm có món lạc như bánh tét, bánh ít, chè, xôi, bánh sakaya và mâm có các món mặn như gà luộc, cơm canh, cá khô.
Ramawan là một trong những lễ hội lớn và có ý nghĩa nhất trong năm của người Chăm Bani. Đây là tháng nhịn ăn, chay niệm của các tu sĩ Hồi giáo và là dịp để tín đồ cúng gia tiên, tưởng nhớ người thân đã mất, đồng thời tổ chức ca múa nhạc dân gian vui hội ở các làng Chăm.
Trước khi chuẩn bị bước vào lễ Ramawan, người Chăm Bani tiến hành lễ tảo mộ ở từng tộc họ, từng palei (làng) với trang phục chỉnh tề và lễ vật đơn giản như bánh trái, ấm trà, rượu trứng. Họ đến nghĩa địa của mỗi tộc họ để làm sạch cỏ, vun đất phần mộ, làm lễ tẩy uế và mời tổ tiên về dự lễ “cùng gia tiên” nhân ngày Ramawan.
Nghi thức lễ tảo mộ do Po Acar (vị tu sĩ Bani) đọc những lời cầu kinh bằng tiếng Ả rập được rút ra từ kinh Koran. Một số đàn ông Chăm thuộc kinh Koran và trải qua lớp học chữ Bini cũng ăn mặc chỉnh tề cũng làm lễ khấn vái mời tổ tiên về hưởng mùa Ramawan.
Trong lúc Po Acar làm lễ, bà con trong tộc họ quỳ lạy trước mộ tổ tiên ông bà để khấn vái phù hộ độ trì và rước vong linh tổ tiên về dự lễ “cúng gia tiên”. Đến với lễ tảo mộ, du khách sẽ chiêm ngưỡng sự đa dạng sắc màu trong văn hóa người Chăm. Đó là bộ trang phục trắng tinh, khăn đội đầu tua đỏ của những tu sĩ Bani, hay những bộ áo dài sặc sỡ của phụ nữ Chăm khi dự lễ.
Khi tảo mộ về, mỗi gia đình sẽ chọn một vị trí quan trọng trong nhà, kê giường trải chiếu hoa, để khay trầu, ấm trà, hoa quả, và đặc biệt phải có gối nằm. Đây là nơi tổ tiên ông bà về ngự trong mùa Ramawan. Sau khi lập bàn tổ xong, người Chăm sẽ chuẩn bị lễ vật để làm lễ “cúng gia tiên”.
Lễ “cúng gia tiên” do Po Acar làm chủ lễ hoặc đàn ông thuộc kinh Koran cũng có thể thực hiện lễ này. Lễ vật cúng tổ tiên để trên chiếc mâm có chân cao (loại mâm truyền thống của người Chăm). Mâm dâng lễ có hai loại là mâm có món lạc như bánh tét, bánh ít, chè, xôi, bánh sakaya và mâm có các món mặn như gà luộc, cơm canh, cá khô.
Khi khói hương trầm tỏa ra nghi ngút, buổi lễ cúng gia tiên bắt đầu với phần đọc kinh Koran của vị chủ lễ. Trong không gian linh thiêng, vị chủ lễ vừa rót rượu vừa khấn vái mời ông bà tổ tiên hai bên nội ngoại, sau là những người thân trong gia đình đã khuất.
Mỗi mùa Ramawan về, thành viên trong gia đình đều họp mặt đông đủ, không khí chẳng khác nào ngày Tết của người Việt. Bà con đều đến dự lễ để chúc tụng, cầu cho tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình, con cháu đầy đàn, mùa màng tốt tươi.
Sau ba ngày đầu của mùa Ramawan, làng Chăm trở lại không khí trang nghiêm, tất cả tín đồ Hồi giáo Bani sẽ làm lễ thánh tẩy cho thân thể sạch sẽ, tâm hồn thanh thản. Lễ thánh tẩy diễn ra đơn giản tại nhà bằng nước cát bồi. Bắt đầu từ đó trong vòng một tháng họ không được sát sinh, giữ tâm hồn trong sạch, áo quần tươm tất để vào thánh đường dự lễ Ramawan.
Các tu sĩ Hồi giáo Bani cũng tập trung tại thánh đường để hành lễ trong thời gian một tháng. Ở đây, họ đọc kinh, nhịn đói suốt tháng lễ từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn để tịnh tâm hướng thiện, bao dung và thấu hiểu nỗi đói khổ của người nghèo. Đồng thời, họ cũng phải thực hiện nghiêm ngặt những quy định trong giáo điều Hồi giáo như lễ đọc kinh, lễ vào ngày thứ sáu hàng tuần, lễ “nam thần giáng thế”, “nữ thần giáng thế” và cuối cùng là lễ kết thúc Ramawan vào ngày thứ 30 của tháng chay trước khi trở về với gia đình.
Lễ hội Ramưwan là sợi dây giao cảm với Thượng đế và ông bà tổ tiên trong đời sống tâm linh của mỗi một tín đồ Chăm Bani. Lễ hội này còn mang ý nghĩa kế thừa và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa của tôn giáo bản địa của người Chăm, góp phần nâng cao giá trị nhân văn và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Mỗi mùa Ramawan về, thành viên trong gia đình đều họp mặt đông đủ, không khí chẳng khác nào ngày Tết của người Việt. Bà con đều đến dự lễ để chúc tụng, cầu cho tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình, con cháu đầy đàn, mùa màng tốt tươi.
Sau ba ngày đầu của mùa Ramawan, làng Chăm trở lại không khí trang nghiêm, tất cả tín đồ Hồi giáo Bani sẽ làm lễ thánh tẩy cho thân thể sạch sẽ, tâm hồn thanh thản. Lễ thánh tẩy diễn ra đơn giản tại nhà bằng nước cát bồi. Bắt đầu từ đó trong vòng một tháng họ không được sát sinh, giữ tâm hồn trong sạch, áo quần tươm tất để vào thánh đường dự lễ Ramawan.
Các tu sĩ Hồi giáo Bani cũng tập trung tại thánh đường để hành lễ trong thời gian một tháng. Ở đây, họ đọc kinh, nhịn đói suốt tháng lễ từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn để tịnh tâm hướng thiện, bao dung và thấu hiểu nỗi đói khổ của người nghèo. Đồng thời, họ cũng phải thực hiện nghiêm ngặt những quy định trong giáo điều Hồi giáo như lễ đọc kinh, lễ vào ngày thứ sáu hàng tuần, lễ “nam thần giáng thế”, “nữ thần giáng thế” và cuối cùng là lễ kết thúc Ramawan vào ngày thứ 30 của tháng chay trước khi trở về với gia đình.
Lễ hội Ramưwan là sợi dây giao cảm với Thượng đế và ông bà tổ tiên trong đời sống tâm linh của mỗi một tín đồ Chăm Bani. Lễ hội này còn mang ý nghĩa kế thừa và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa của tôn giáo bản địa của người Chăm, góp phần nâng cao giá trị nhân văn và bản sắc văn hóa Việt Nam.