Yên tử trở thành trung tâm Phật giáo vào năm 1258 khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa và lên núi tu hành. Vua đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.Mấy trăm năm nay, đã thành thông lệ cứ đầu xuân mới là dòng người đổ về đây đông như đi hội. Với một số người thì đi Yên Tử là để tìm đến cõi Phật, để dâng nén hương và tấm lòng thành kính lên Đức Phật. Với một số người khác thì đến Yên Tử là để tận mắt chiêm ngưỡng tác phẩm kiến trúc tuyệt tác của ông cha. Đến với Yên Tử không chỉ để du xuân, vãn cảnh, để tận hưởng không khí trong lành và để hòa mình vào trốn bồng lai tiên cảnh.
“Trên đỉnh núi cao cách trời ba thước.
Xuống đáy thung sâu thâm thẩm sông dài…
.Mênh mênh, mang mang phù vân Yên Tử.
Vi vi, vu vu Trúc Lâm Thiên Tử.
Thổn thức nỗi lòng ai kẻ tình si…”Đứng trên đỉnh Phù Vân, du khách có cảm giác như đang đứng trên tiên giới, cảm giác hư hư thực thực với mây vờn xung quanh. Cảnh vật bên dưới lúc ẩn, lúc hiện trong cõi hư không thật khiến lòng người cảm thấy mênh mang với giữa “chốn huyền không”. Đặt chân được đến đỉnh Phù Vân mới thực sự càng khâm phục nhạc sĩ Phó Đức Phương, bởi chỉ qua vài câu hát, chỉ cần lần đầu tiên nghe đã khiến người ta cảm thấy lâng lâng, bồi hồi, cảm giác như thật sự được lạc vào cõi “huyền không”. Khâm phuc thiên nhiên đã cho con người một chốn bồng lai tiên cảnh và càng khâm phục hơn ý chí của ông cha xưa kia khi chỉ bằng sức người đã tạo ra những tác phẩm kiến trúc cho con cháu ngàn đời sau.